Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Thiet ke hien dai cua ga tau dien ngam o Sofia

Ga tàu điện ngầm 20 ở Sofia được xây dựng nhằm kết nối trung tâm thành phố và sân bay, thiết kế này có vẻ đẹp hiện đại và hài hòa với cảnh quan xung quanh. (PL)- Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một lãnh đạo Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho biết: - Trao đổi với Kienthuc.net.vn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định, nhà nước nên đứng ra mua lại một số dự án bất động sản (BĐS) thích hợp để phục vụ an sinh xã hội và công vụ.
Thông tin dự án

Kiến trúc sư: Peter Ruge Architekten
Địa điểm: Sofia, Bulgaria
Tổng diện tích khu đất: 12, 390 m2
Tổng diện tích sàn: 2.430 m2

Lối vào chính của nhà ga 20 nhìn lên là một quảng trường rộng lớn, cung cấp một không gian công cộng cho lưu thông giữa các dịch vụ của nhà ga và cơ sở hạ tầng như dịch vụ xe buýt. Nhìn từ trên cao, nhà ga giống như những cơn sóng biển, tạo hình này mang vẻ đẹp hiện đại và nét thẩm mỹ cho công trình.

Với số lượng hành khách đi lại lên tới 120.000 người/1 ngày theo dự kiến, các trạm và phòng chờ đã được mở rộng để cung cấp đủ nhu cầu người dân và cũng phát triển các dịch vụ khác một cách hiệu quả nhất. Nhà ga được thiết kế rộng rãi, khoa học với hệ thống kiểm soát lượng khách nên phần nào giảm được việc tắc nghẽn giao thông.

Nhà ga được lắp đặt các hệ thống an ninh hiện đại và được thiết kế nhằm thu hút ánh sáng tự nhiên. Khu vực phòng chờ tiếp tục được mở rộng tạo thành một khu mua sắm phục vụ cho hành khách khi có nhu cầu.

Theo kienviet

Chiều 22-3, lãnh đạo EVN đã làm việc với Hội đồng Nghiệm thu nhà nước công trình thủy điện Sông Tranh 2 và đưa ra kết luận cuối cùng đối với mức độ ảnh hưởng và phương án xử lý. Dự kiến hôm nay (23-2), EVN sẽ công bố chính thức.

Cùng ngày, ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho biết thiếu sót về thiết kế chỉ là một trong những nguyên nhân gây rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2. Ông Hùng nói việc xác định nguyên nhân gây rò rỉ nước ở công trình này phải thận trọng, theo nhận định ban đầu, sự cố trên hoàn toàn khắc phục được. "Công trình Thủy điện Sông Tranh 2 hiện vẫn chưa nghiệm thu. Xảy ra vấn đề gì thì chủ đầu tư, nhà thầu đều phải chịu trách nhiệm khắc phục để đảm bảo an toàn. Trước đây, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã từng kiểm tra công trình này trong giai đoạn thi công" - ông Hùng cho hay.

Trước đó, ngày 21-3, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã khảo sát, kiểm tra, đo đạc các điểm rò rỉ nước và có những đánh giá ban đầu. Theo đó, đoàn liên ngành đã chỉ ra ba lỗi thiết kế của đập gồm thiết kế thiếu đường ống thu nước trong đường hầm của rãnh bên trái (phía hạ lưu) đưa nước ra ngoài. Tiếp đến là quá trình khai thác sử dụng, bộ phận chuyên môn không xử lý được lỗi trên. Cuối cùng là nhà thầu thiếu tích cực để chủ động với chủ đầu tư khắc phục việc rò rỉ nước. Từ đó, EVN đưa ra hai phương án khắc phục. Một là thông toàn bộ các ống thu nước trong thân đập bị tắc, nếu ống nào không thông được thì khoan bổ sung. Hoàn thiện hệ thống rãnh thoát nước trong hành lang thân đập để tăng khả năng thoát nước thấm và hoàn thiện hệ thống thu gom nước thấm bên ngoài hai vai đập.

Hai là nếu phương án một không hiệu quả, EVN sẽ xem xét phương án xử lý chống thấm bổ sung, đồng thời EVN chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với tư vấn thiết kế thực hiện ngay phân tích số liệu quan trắc đã có để đánh giá toàn diện về chất lượng và an toàn của đập.

TRÀ PHƯƠNG - HOÀNG VÂN


- Trao đổi với Kienthuc.net.vn , Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định, nhà nước nên đứng ra mua lại một số dự án bất động sản (BĐS) thích hợp để phục vụ an sinh xã hội và công vụ.

Nợ xấu BĐS vẫn ở mức trung bình

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng BĐS không phải là nguyên nhân mà ngược lại, BĐS phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ những bất ổn của hệ thống ngân hàng.

Dẫn chứng về điều này, ông Nam cho biết tổng dư nợ BĐS trong ngân hàng hiện nay chỉ chiếm khoảng 8%, đây không phải con số lớn và là một ngưỡng an toàn.

Bất động sản nhiều nơi đang bị "đóng băng"

Về con số tuyệt đối, những năm qua dư nợ BĐS liên tục giảm từ khoảng 270.000 tỷ năm 2010 đến nay là khoảng 203.000 tỷ đồng. Nợ xấu của BĐS hiện nay cũng chỉ xấp xỉ mức nợ xấu trung bình (xấp xỉ 3%) của toàn hệ thống.

"Như vậy 90% dư nợ là nằm ở khối khác chứ không phải BĐS. Có một số ngân hàng cá biệt có dư nợ lên đến hơn 30% là do lỗi của các ngân hàng này. Bộ Xây dựng đã có cảnh báo từ rất lâu rồi", Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Ông Nam cũng khẳng định rằng, tài sản đảm bảo bằng BĐS là rất chắc chắn dù định giá hiện nay có bị giảm và mất đi phần nào. Tuy nhiên, về trung và dài hạn, BĐS là một đồ thị hình sin luôn có xu hướng đi lên, đi xuống nhưng chỉ là giảm trong khoảng đã tăng trước đó.

Nhà nước như một chủ thể đầu tư

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đồng tình với biện pháp để xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng được đưa ra theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ: "Đối với một số loại công trình, bất động sản thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các BĐS đó để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước".

Theo ông, nhà nước không chỉ tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh mà cũng phải tham gia như một chủ thể, một nhà đầu tư. Nhà nước bỏ tiền ngân sách để tạo lập nhà, có thể xây hoặc mua lại các dự án BĐS có nợ xấu để phục vụ cho hai mục đích rõ ràng là an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước sẽ bao gồm đáp ứng nhu cầu về trụ sở hoặc nhà công vụ. Ông Nam chia sẻ, nhà công vụ hiện nay rất thiếu. Nhiều lãnh đạo của các cơ quan cấp Bộ vẫn còn đang phải ở trong nhà khách, với các phòng chật chội không có nhà bếp, hầu như phải ăn "cơm bụi" bên ngoài như Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng hoặc ngay Bộ Xây dựng hiện cũng có một thứ trưởng đang trong tình trạng này.

Về các mục tiêu an sinh xã hội, nhà nước sẽ tập trung cho những đối tượng có thu nhập thấp, những đối tượng gia đình chính sách. Đối với nhóm này thì Nhà nước nên đứng ra mua các dự án có giá trung bình trở xuống. Tất nhiên phải chấp nhận quy mô và mức độ hoàn thiện vừa phải, vị trí không được đắc địa lắm vì đây là phục vụ cho những người có thu nhập thấp.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết hiện chưa nhận được ý kiến từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng dù trong hoàn cảnh bình thường thì việc nhà nước mua lại BĐS vẫn phải được tiến hành.

Còn trong giai đoạn khó khăn của các doanh nghiệp BĐS, của ngân hàng hiện nay thì việc nhà nước tham gia vào thị trường này sẽ giúp đạt được nhiều mục tiêu. Ngân hàng giải phóng được nợ xấu, doanh nghiệp BĐS thu hồi, quay vòng được vốn, các mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước được tăng cường, đẩy mạnh.

Vũ Chương


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét