Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Can giai dap thau dao thac mac cua nguoi dan

download game for iphone | boarding schools in ireland | thoi trang | du lich do son |

kich song

|

QĐND - Gần đây, Báo Quân đội nhân dân nhận được đơn của ông Nguyễn Tuấn Lợi, 74 tuổi, thương binh hạng 4/4 ở thôn Văn La, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội phản ánh, từ năm 2007 ông đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại việc giải phóng mặt bằng tuyến đường dẫn vào cầu Văn Phương đi qua đất và nhà nhà ông bị chỉnh sửa sai lệch không đúng với đồ án thiết kế. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được quyết định giải quyết từ cơ quan có thẩm quyền.

Cuối tháng 12-2011, có mặt tại xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội chúng tôi được biết, cầu Văn Phương nối hai bờ sông Đáy (xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ và Phương Trung, huyện Thanh Oai) có tổng kinh phí được phê duyệt là 45 tỷ đồng. Cây cầu được khởi công xây dựng từ tháng 3-2007, dự kiến tháng 10-2009 đưa vào sử dụng. Thế nhưng đến nay, phần cầu chính, hệ thống thoát nước thuộc đường gom, phần đường dẫn khoảng 200m đầu tuyến đường dẫn phía Văn Võ đã hoàn thành, phần còn lại vẫn còn dang dở do không giải phóng được mặt bằng. Để đi lại qua cây cầu này, người dân trong xã đã bắc tạm bằng những tấm gỗ nối từ cầu ra đê Văn Võ. Mặt cầu cao hơn đường làng hơn 2m, trong khi đoạn cầu dẫn bằng gỗ chỉ khoảng 4m nên đoạn đường dốc đứng, mỗi khi có người, xe qua, cầu rung rinh như muốn sập.

Để đi qua cây cầu này, người dân địa phương đã bắc tạm đường dẫn bằng gỗ, nhưng rất nguy hiểm.

Ông Nguyễn Tuấn Lợi, một người dân thôn Văn La bức xúc: Theo Quyết định 427 thì đường đi qua phần đất phía Nam thửa đất của gia đình tôi, nhưng Ban điều hành dự án cầu Văn Phương lại cắm mốc giải tỏa lên đầu phía Bắc của thửa đất. Sau 3 đến 4 lần, một số người tự xưng là cán bộ Ban Dự án đến nhổ mốc lên cắm lại, thì tuyến đường hiện nay lấy khoảng 400m2/752m2, mất toàn bộ nhà và chia phần đất còn lại của gia đình tôi thành hai tam giác.

Anh Nguyễn Văn Hưng một người trong thôn Văn La cho biết thêm: Chẳng hiểu dự án gì mà thi thoảng lại có một nhóm người đi chỉnh sửa mốc giới. Do vậy, mảnh đất của gia đình tôi chỉ còn lại 70m2 trên diện tích 274m2, thay vì còn khoảng 200m2. Còn gia đình chị Phạm Thị Sen thì còn 300m2 trên diện tích hơn 700m2, thay vì còn khoảng 600m2 như lần bàn giao mốc giới lần đầu.

Được biết, ngay sau khi có phản ánh của người dân, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Văn Võ đến tại chỗ kiểm tra và kết luận: Cọc mốc mà Ban Quản lý dự án cầu cắm giải tỏa không khớp với đồ án thiết kế 427 và đã có công văn số 13/BCUB gửi UBND huyện Chương Mỹ, nhưng cũng không được UBND huyện Chương Mỹ xem xét giải quyết. Ngày 29-1-2008, UBND huyện Chương Mỹ có công văn số 66 do Phó chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hồng Quang ký trả lời ông Lợi rất chung chung và kém thuyết phục. Chính vì vậy, ông Lợi đã gửi đơn lên Chủ tịch UBND TP Hà Nội và UBND TP Hà Nội đã có công văn do ông Phạm Chí Công ký ngày 10-9-2009, yêu cầu UBND huyện Chương Mỹ giải quyết theo thẩm quyền bằng văn bản. Thế nhưng, hai năm trôi qua, UBND huyện Chương Mỹ vẫn không có quyết định trả lời đơn khiếu nại của ông Lợi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã Văn Võ cho biết: Trong tổng số 21 hộ nằm trong diện giải phóng mặt bằng đến nay còn 15 hộ chưa chấp thuận phương án bồi thường và khiếu nại giải tỏa không đúng với đồ án thiết kế nên chưa nhận tiền đền bù.

Ông Hưng cho biết thêm, để đẩy nhanh tiến độ, ngày 5-10-2011, UBND TP Hà Nội đã có văn bản giao UBND huyện Chương Mỹ làm chủ đầu tư nghiên cứu, lập và thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư cho Dự án xây dựng cầu Văn Phương. UBND huyện Chương Mỹ cũng có công văn đề nghị Sở Tài nguyên-Môi trường về bàn giao lại mốc giới giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Văn Phương. Từ giữa tháng 10-2011 đến nay, Ban bồi thường, GPMB huyện Chương Mỹ đã hai lần về xã tổ chức họp dân, công bố chủ trương của TP: Áp dụng phương án đền bù GPMB theo giá hiện hành và có tái định cư cho các hộ đủ điều kiện. Nhìn chung, các hộ đều đồng ý khung giá mới. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của huyện, hiện xã đã có tờ trình xác định khu đất tái định cư khoảng 4.500m2 trên địa bàn gửi UBND huyện phê duyệt. Huyện cũng đã có văn bản báo cáo thành phố xin chấp thuận về chủ trương vị trí.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Văn Phương là một dự án trọng điểm, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực, chính vì vậy rất cần sự vào cuộc của UBND huyện Chương Mỹ và các cơ quan chức năng. Bên cạnh việc áp dụng khung giá mới, có tái định cư cho các hộ có đủ điều kiện, thì việc giải quyết những thắc mắc xung quanh việc giải tỏa thực địa không đúng với đồ án thiết kế 427 mà người dân khiếu nại cũng cần được làm rõ, giải quyết dứt điểm để công trình cầu Văn Phương sớm được hoàn thành, đưa vào sử dụng./.

Bài và ảnh: Kim Dung


Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét