Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Kho khan, doanh nghiep nho chuyen cong ty ve nha

Kinh tế khó khăn, để tiết kiệm chi phí, nhất là tiền thuê văn phòng, nhiều công ty nhỏ đang có xu hướng chuyển văn phòng về nhà. Nhà của sếp hay các thành viên chủ chốt DN luôn là lựa chọn đầu tiên. "Nín thở" chờ bầu Đức phá giá căn hộ 4 tháng đầu năm trên địa bàn TPHCM, có gần 8.300 doanh nghiệp (DN) làm hồ sơ ngưng hoạt động, giải thể tại cơ quan thuế. Theo một số chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN Việt Nam lại thê thảm như vậy.
Khó khăn, doanh nghiệp nhỏ chuyển công ty về nhà
Có không ít công ty chọn giải pháp chuyển về nhà của giám đốc để gánh bớt chi phí.
Xu hướng thu hẹp diện tích, chuyển văn phòng sang khu vực chi phí thấp đang được các DN triệt để thực hiện. Và điều này đã khiến mặt bằng văn phòng trống tăng lên khi các toà nhà mới đi vào hoạt động, cạnh tranh với các toà nhà đơn lẻ. Trên đoạn phố Nguyễn Thị Định có hơn chục văn phòng công ty đóng cửa chuyển địa điểm, biển báo mời cho thuê dán hàng loạt mà vẫn chưa có khách thuê mới. Trong số đó, có không ít công ty chọn giải pháp chuyển về nhà của giám đốc để gánh bớt chi phí.

Đang thuê trụ sở văn phòng công ty tại một biệt thự ở đường Nguyễn Thị Định, Công ty Bất động sản B.T đang chuẩn bị chuyển về nhà của giám đốc tại Mỹ Đình. Theo đó, mỗi tháng công ty này sẽ giảm được gần 50 triệu đồng tiền thuê địa điểm cũng như các loại chi phí khác như điện nước, bảo vệ...

Thời kỳ đang "phất", ông chủ công ty này đã mạnh dạn thuê biệt thự tại khu vực trung tâm của bất động sản là Trung Hoà Nhân Chính để làm địa điểm làm ăn cũng như tăng phần uy tín cho doanh nghiệp. Cảnh hàng chục chiếc xe ô tô đỗ cửa, khách vào nườm nượp đã trở thành dĩ vãng, sàn B.T cả năm nay vắng vẻ. Sau khi cắt giảm nhân sự đến thời điểm này cắt giảm chi phí thuê mặt bằng là giải pháp buộc phải làm.

Theo chia sẻ của vị giám đốc, mặc dù về khu vực Mỹ Đình không thuận tiện cho khách hàng nhưng sẽ giảm gánh nặng tài chính mỗi tháng. Nhà ông ở đó cũng rộng hơn 100m2, đủ để cho khoảng 10 nhân viên làm việc, đồng thời cắt giảm cả bảo vệ cũng như ông không phải tốn tiền xăng xe đi lại.

Tốn kém nhất là một công ty ở Yên Hoà, sử dụng văn phòng chưa đầy một năm đã phải chuyển văn phòng. Năm ngoái, công ty bất động sản này đã phải đầu tư gần 1 tỷ đồng để thiết kế lại ngôi biệt thự, mua sắm trang thiết bị nội thất, điện nước cho 3 tầng. Nhưng gần đây, doanh thu mỗi tháng thấp hơn chi, ông chủ méo mặt, lượng khách đến sàn chỉ đếm trên đầu ngón tay mỗi tháng. Cầm chừng được một thời gian, ông đã buộc phải thắt lưng buộc bụng, chuyển văn phòng về nhà mình tại khu đô thị mới Đại Kim.

Theo kế hoạch, cuối tháng này, công ty ông sẽ dọn toàn bộ về đại bản doanh nhà sếp, như vậy nhiều trang thiết bị cũng như đồ nội ngoại thất không sử dụng được có thể bán thanh lý cho nhân viên, hoặc bỏ lại. Hợp đồng thuê nhà 5 năm, việc ngừng hợp đồng sớm, công ty này cũng phải mất một khoản không nhỏ vì phạt hợp đồng.

Không chỉ chuyển nhà vì khó khăn, mới đây, một công ty ở Ba Đình cũng chuyển về nhà sếp chỉ vì hợp phong thuỷ. Chị Hiền, nhân viên hành chính cho hay, sếp chị là một người khá chặt chẽ trong việc phong thuỷ. Ngay từ ngày thành lập, sếp đã xem xét kỹ lưỡng vị trí địa thế để thuê văn phòng. Sau một thời gian hoạt động không hiệu quả, sếp lo lắng đi xem khắp nơi. Không hiểu thầy phán kiểu gì, ông liên tục thay đổi phòng làm việc. Một thầy cao tay vừa phán, phải chuyển về nhà mới làm ăn được, ông đã vội vàng lên bắt công ty chuyển văn phòng.

Chị Thu Hương, nhân viên kinh doanh, một công ty truyền thông ở Đống Đa buồn rầu, văn phòng chuyển về nhà sếp tận khu Mỹ Đình II, đồng nghĩa mỗi ngày chị phải đi thêm hơn 5km nữa, chưa kể dưới đó hàng ăn thưa vắng và đắt đỏ. Bất tiện hơn, mỗi lần đi gặp khách hàng chị phải mất nhiều thời gian. Việc đưa đón con đi học hàng ngày chị cũng sẽ không thể đảm nhiệm.

Theo chị Hương, làm việc ở nhà sếp cũng không thuận lợi bởi thiết kế là căn hộ để ở. Gần 20 nhân viên làm việc trong căn hộ chung cư diện tích không phù hợp, ảnh hưởng nhiều tới công việc. Mặc dù vậy, chị Hương cũng chỉ biết ngậm ngùi: "Trong lúc khó khăn này thì vẫn phải làm, vừa làm vừa tìm cơ hội chỗ nào mới gần nhà hơn."

Ông Trần Đức Minh, giám đốc công ty một công ty đầu tư chia sẻ, việc chuyển văn phòng về nhà mình là việc bất đắc dĩ bởi việc đang thuê ở một vị trí trung tâm, vị thế của công ty được tăng lên. Chuyển văn phòng dẫn tới nhiều phát sinh mới như mất khách hàng, phải thêm tiền chi phí để in ấn card, tài liệu và thư thông báo cho khách. Công ty của ông Minh cũng đang rục rịch chuyển từ toà nhà Hà Thành Plaza về Long Biên trong thời gian tới.

Báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy, tổng nguồn cung toàn thị trường đạt xấp xỉ 1 triệu m2, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tới năm 2014, xấp xỉ 1,1 triệu m2 diện tích văn phòng mới từ 80 dự án sẽ gia nhập thị trường Hà Nội. Số doanh nghiệp giải thể tăng, doanh nghiệp thành lập mới giảm về số lượng, điều này sẽ tạo một áp lực lớn cho văn phòng cho thuê trong thời kỳ hiện nay.

CBRE nhận định năm 2012 sẽ là năm có diện tích thực thuê mới cao kỷ lục mặc dù tỷ lệ trống và nguồn cung vẫn tiếp tục tăng mạnh. Trong năm 2012, câu chuyện của hai khu vực lớn của thành phố - khu vực trung tâm và khu vực phía Tây- sẽ tiếp diễn. Ở khu vực phía Tây, dự đoán giá thuê sẽ tiếp tục giảm nhằm tăng tỷ lệ lấp đầy, trong khi chủ đầu tư của các dự án có vị trí đẹp trong trung tâm sẽ không cạnh tranh bằng giá thuê.

Tuy nhiên, dù thế nào thì lĩnh vực văn phòng cho thuê sẽ còn tiếp tục đối mặt với khó khăn kéo dài khi các DN triệt để cắt giảm chi phí. Trong đó, tiền thuê văn phòng luôn là một chi phí lớn được ưu tiên giảm càng nhiều càng tốt. Hơn thế, kinh doanh co hẹp, nhân lực sa thải thì thu hẹp văn phòng cũng là bước tất yếu tiếp theo.

Theo Yến Nhi

VEF

Nếu nhìn từ góc độ bài toán tài chính, có thể nói đây là thời điểm thích hợp để mua nhà. Sản phẩm nhiều, giá thực, chế độ thanh toán linh hoạt... là điều mà cách đây 5 năm, người mua có mơ cũng không thấy được.

"Nín thở" chờ bầu Đức phá giá căn hộ
Giới kinh doanh đang chờ đến tháng 6 để mua căn hộ giảm 50% của bầu Đức.

Theo đó, bên cạnh những dự án đang mở bán, người mua vẫn có thể tiếp cận các dự án đã bàn giao nhà (theo đúng vị trí mong muốn) với khoản chênh lệch không đáng kể so với thị trường sơ cấp. Chưa dừng lại ở đó, gần đây, không ít doanh nghiệp từ Nam chí Bắc đồng loạt tung tin sẽ "bán phá giá" dự án.

Làn sóng "bán phá giá", giảm giá thực chất đã không còn mới, vì tháng 2/2009, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của "bầu" Đức cũng đã "khai pháo" với việc giảm giá hai dự án căn hộ: Hoàng Anh River View, quận 2, TP.HCM (từ 2.300 USD/m2 xuống 1.350 USD/m2) và Phú Hoàng Anh, huyện Nhà Bè (từ 1.800 USD/m2 xuống 1.250 USD/m2).

Tiếp sau đó, năm 2011, Công ty Sài Gòn Mekong công bố giảm giá dự án An Tiến (quận Nhà Bè), còn PVL với dự án Petro Vietnam Landmark Tower (quận 2) cũng đưa thông tin giảm giá đến 35%.

Giới kinh doanh nhà đất và những người có nhu cầu hiện đang chờ đến tháng 6, như "bầu" Đức đã phát biểu để mua căn hộ giảm giá đến 50% tại 2 dự án của HAGL.

Từ trước đến nay, "bầu" Đức luôn làm được những điều mình tuyên bố, nhưng chẳng biết, sự thể kỳ này sẽ đi đến đâu? Song, xét về mặt truyền thông trước bán hàng, xem ra HAGL đã tạo được sự chú ý cho các dự án lẫn khơi dậy tâm lý "chờ đợi" của người tiêu dùng.

Giảm giá, "phá giá" căn hộ rõ ràng là tín hiệu tốt cho người mua. Tuy nhiên, việc giá căn hộ có bị phá hay không thì đây là điều người tiêu dùng khó thẩm định được.

Bởi, họ có thể nhìn thấy được giá trị của sản phẩm mình mua dựa trên vị trí dự án, thương hiệu chủ đầu tư lẫn khối tài sản hiện hình, còn giá thành thực của mỗi m2 căn hộ (tính toán dựa trên chi phí xây dựng, vật liệu sử dụng, kỹ thuật móng, cọc...) là câu chuyện để "hạ hồi phân giải".

Đó là chưa nói, nhiều dự án trước đây đã "treo giá" khá cao, khi thị trường hạ nhiệt, đành phải chạy theo chiêu "nước xuống thuyền cũng xuống" theo.

Chính vì vậy, việc chủ đầu tư của một dự án bất động sản có thực sự áp dụng chiến lược giảm giá hay không lại còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ chẳng đơn thuần là một lời tuyên bố. Trên thực tế, chuyện "phá giá căn hộ" của HAGL không chỉ liên quan đến người mua mà ở một mức độ nào đó, thị trường liệu có bị "sốc" mạnh sau "liều thuốc" này?

Năm 2011, khi dự án An Tiến giảm giá, dư luận cũng dấy lên câu hỏi: sau An Tiến, sẽ có nhiều dự án đồng loạt giảm theo? Song, mãi đến thời điểm này, chưa nhà phát triển nào công bố mức giảm như thế.

Tuy thế, tình hình năm nay sẽ không dễ cho khối doanh nghiệp BĐS, bởi để giải quyết vấn đề nợ vay, duy trì hoạt động,... chắc chắn sẽ có không ít doanh nghiệp đi theo hướng của HAGL, vấn đề là HAGL phải là người "thử thuốc" trước. Khổ nhất trong "cuộc chơi" này vẫn là những doanh nghiệp sở hữu dự án đang bán dở dang.

Theo đó, những dự án trước đây niêm yết với giá quá cao sẽ khó thực hiện chiến lược giảm giá để cạnh tranh với các dự án mới mở bán, cùng phân khúc, ở những vị trí lân cận vì dù sao cũng đã "há miệng mắc quai" (nếu giảm, những trường hợp đã mua sẽ khiếu nại).

Theo Doanh nhân Sài gòn

4 tháng đầu năm tại TPHCM: Gần 8.300 doanh nghiệp giải thể

Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế tại Cục Thuế TPHCM. Ảnh: Kim Ngân

Nhiều DN "chết lâm sàng"

Có nhiều DN đầu tư dự án nhưng sử dụng vốn vay lên đến 90%. Nay, trước tình hình kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng, hàng hoá bán không được, những "đại gia" mang nợ không trả nổi lãi suất đã lâm vào tình trạng phá sản. Nhiều dự án bất động sản bán không được trong khi DN phải trả lãi suất từng ngày.

Do vậy, không ít DN phải rao bán để thoát khỏi nợ nần. Bởi nếu không bán được thì lãi suất sẽ "ăn" dần vào vốn. Một chủ DN bất động sản ở Thủ Đức có tài sản là 50% giá trị một dự án chung cư cao tầng ở quận 2. Khi đầu tư, DN phải vay vốn, không ngờ lãi vay ngân hàng trên 20%-22%/năm, trong khi hàng bán không được nên lãi suất đã "ăn dần" gần hết tài sản của mình.

Một chuyên gia kinh tế cho biết, sở dĩ những DN thoi thóp chưa "chết" hẳn là do các ngân hàng không dám động tay kê biên tài sản. Nguyên nhân trước đây ngân hàng cho vay vốn đầu tư vào dự án với tỷ lệ cao, 70%-90% trị giá đầu tư nên nay bất động sản xuống còn 50% thì có thanh lý tài sản vẫn không thu hồi được vốn, nên đành... ngậm bồ hòn làm ngọt!

Còn các DN sản xuất kinh doanh gặp khó do phải thu hẹp sản xuất, hàng tồn kho, sản xuất không đủ tiền trả nợ vay. Ở Việt Nam có đến 90% DN là DN nhỏ và vừa. Ở thời điểm khó khăn này, DN nhỏ và vừa là đối tượng bị tác động nhiều nhất, bị áp lực cạnh tranh nặng nề nhất, thậm chí muốn vay vốn cũng không được vì hầu hết DN này không có hồ sơ sổ sách kế toán đầy đủ để chứng minh cho ngân hàng.

Bà Trần Thuỳ L., giám đốc một công ty TNHH nhựa cho biết: Đến 40% sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Hàng tồn kho nhiều khiến sản lượng của công ty cũng giảm mạnh và kéo theo nhiều khó khăn khác như đọng vốn, thiếu tiền trả lãi vay, nợ lương công nhân, thiếu vốn để tái sản xuất…

Giúp doanh nghiệp vượt khó

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM cho biết, tính từ đầu năm đến nay, có 8.293 DN trên địa bàn TPHCM thông báo với cơ quan thuế để ngưng hoạt động, giải thể. Nếu tính cả số hộ kinh doanh cá thể thì tổng số DN, hộ kinh doanh cá thể ngừng hoạt động hoặc giải thể lên đến 38.284 đơn vị.

Tương tự như vậy, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vừa công bố kết quả điều tra, trong quý 1-2012, đã có khoảng 30% DN đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất, kinh doanh. Thống kê của Hải quan cũng cho thấy, DN tham gia xuất khẩu đã giảm từ 800 đơn vị trong quý 1-2011 xuống còn khoảng 500 đơn vị trong quý 1-2012. Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số hàng tồn kho tính đến tháng 4-2012 đã tăng hơn 32% so với cùng kỳ.

Giải bài toán khó cho DN bằng cách nào là câu hỏi mà lâu nay còn lúng túng. Bởi chính sách hạ lãi suất, khơi thông luồng vốn cho DN được thực hiện không hiệu quả. Nguyên nhân, do chi phí đầu vào tăng trong khi giá bán sản phẩm lại giảm nên dù một số ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất ưu đãi DN vẫn không dám vay vì "đầu ra" cho sản phẩm là rất khó khăn, dần bị thu hẹp.

Còn giải pháp giãn, giảm thuế càng không hiệu quả, bởi DN rơi vào khó khăn, không có lãi thì đâu phải nộp thuế mà dùng đến chính sách giãn, giảm thuế của nhà nước.

Do vậy, để cứu DN thoát khỏi khó khăn, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại (hiện nay số nợ xấu ở các ngân hàng thương mại của TPHCM là 36.924 tỷ đồng). Và quan trọng hơn hết là tìm đầu ra cho DN, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh bán hàng để DN bán được hàng hoá, khơi thông dòng tiền trong sản xuất kinh doanh cho DN.

Hàn Ni

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét