Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Chong ngap tai TP.HCM Rung minh vi ngoai thanh dang… lun

Được và mất gì khi áp dụng chỉ định thầu có lẽ là câu hỏi mà những người làm công tác đấu thầu biết rất rõ câu trả lời. Theo đó, các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông sẽ tiếp tục bị chậm tiến độ do thiếu quỹ nhà TĐC để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Được và mất gì khi áp dụng chỉ định thầu có lẽ là câu hỏi mà những người làm công tác đấu thầu biết rất rõ câu trả lời.

(TT&VH) - Trong hội thảo báo cáo giữa kỳ của Dự án chống ngập nước khu vực TP.HCM diễn ra hôm 7/3, ông Hồ Long Phi, GĐ Ban quản lý Dự án cho biết, về cơ bản hầu hết các điểm ngập ở trung tâm thành phố đã giảm, nhưng hiện đang phát sinh khoảng 30 điểm khác nằm ở các quận ngoại thành.

Với lượng mưa từ 50mm trở lên, cộng triều cường thì nhiều nơi ở quận Thủ Đức, quận 2, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, Bình Chánh… bị ngập sâu đến nửa mét nước, khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Hiện thành phố đang phải huy động từ nhiều nguồn vốn để triển khai chống ngập, nhất là các dự án hợp tác với nước ngoài như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Hà Lan…

Nội thành bớt ngập

Từ năm 2007 đến nay, nhờ việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cống thoát nước, kiểm soát triều cục bộ mà khu vực trung tâm TP.HCM đã giảm đáng kể các điểm ngập ở quận 1, 3, 5, 10, 11. Dự án do JICA tài trợ với kinh phí khoảng 1 tỷ USD chủ yếu nâng cấp hệ thống cống thoát nước và san nền, kiểm soát triều cục bộ. Để triển khai các công trình này, TP.HCM đã phải đào hàng trăm km đường để thay thế cống thoát nước mưa, nước sinh hoạt đã cũ kỹ.

Sau khi hoàn tất các công trình thoát nước ở khu vực trung tâm TP, hầu như những điểm ngập sâu do mưa ở quận 1, 3, 5, 10… đã giảm đáng kể. Với lượng mưa từ 60 - 80mm thì đường phố không còn bị ngập sâu như trước. Nhiều tuyến đường như: 3/2 (quận 10), Hùng Vương (quận 5), Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Lai, Trần Hưng Đạo (quận 1) đã hết ngập với những trận mưa dưới 80mm.

Bao giờ người dân ở phường Thạnh Lộc, quận 12 mới hết cảnh chạy lũ thế này

Cũng theo ông Hồ Long Phi, hệ thống chống ngập cục bộ TP.HCM hiện đang triển khai chỉ giải quyết được tình trạng ngập khi lượng mưa có cường độ dưới 100mm, còn nếu mưa lớn kéo dài thì hệ thống này không thể đáp ứng tiêu thoát nước nhanh được.

Theo đánh giá của Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ thì lượng mưa có vũ lượng 100mm ở khu vực TP.HCM trong một thập niên trở lại đây liên tục tăng cao. Từ năm 1992 - 2001 TP.HCM chỉ xuất hiện 4 trận mưa có vũ lượng trên 100mm, nhưng từ năm 2002 - 2011, đã xuất hiện 11 trận mưa trên 100mm. Số lần ngập do thủy triều hàng năm cũng tăng cao bất thường, khiến người dân rất vất vả chống đỡ, trong khi chúng ta chưa thể dự báo trước được các cơn mưa lớn cũng như triều cường.

Giải pháp của thành phố đó là thường xuyên nâng cấp các tuyến đê bao vùng xung yếu, xây đập ngăn triều, kết hợp tiếp tục nâng cấp cống thoát nước. Các khu dân cư dọc hai bên sông Sài Gòn, bên bờ nhiều con kênh khu vực quận 4, 7, 8… sẽ được dời đi nơi khác để Nhà nước xây bờ bao kết hợp làm đường giao thông. Kế hoạch này hiện đang mắc vì thiếu vốn, cũng như việc triển khai chưa thật đồng bộ khiến người dân chưa đồng tình.

Giải pháp nào cho dân ngoại thành?

Cứ mỗi khi gặp mưa lớn hoặc triều cường cao trên 1m47 là nhiều nơi ở quận 12, Thủ Đức, quận 2, Gò Vấp, Bình Chánh… lại bị ngập sâu. Cá biệt có nơi như khu phố 2, P.Thạnh Lộc (quận 12) nhà dân bị ngập sâu tới 1m; nhiều đoạn bờ bao ở quận 12, Thủ Đức bị vỡ khiến nhà dân bị ngập.

Cuối năm 2011, nhiều hộ trồng mai cảnh ở P.Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức) bị nước triều làm hư hại, khiến họ bị thất thu nặng. Giao thông nhiều tuyến đường ở hai phường này cũng bị ách tắc do ngập nước.

Theo báo cáo của Trung tâm Chống ngập khu vực TP.HCM, hiện nay khu vực trung tâm TP đã tạm ổn, nhưng từ năm 2010 đến nay đã phát sinh khoảng 30 điểm ngập mới ở khu vực các quận, huyện ngoại thành. Lý do thì nhiều, nhưng chủ yếu do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, san lấp nhiều hồ chứa tự nhiên ở khu vực này khiến khi nước triều lên không có chỗ chứa và gây ngập.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác như quy hoạch chưa tốt nên xây dựng chiếm hết không gian dành cho nước, tốc độ sụt lún khu vực ngoại thành như quận 9, Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn là đáng báo động. Bình quân mỗi năm khu vực này có tốc độ lún từ 1,5 - 2cm, nguyên nhân chủ yếu do khai thác nước ngầm quá mức, không kiểm soát được. So sánh tốc độ lún khu vực ngoại thành TP với tốc độ dâng của nước biển hằng năm khoảng 0,5cm thì rất đáng báo động. Bởi cộng tốc độ lún của nền đất với tốc độ của nước biển dâng, thì nguy cơ gây ngập sẽ còn lan rộng ở nhiều nơi của TP.HCM.

Vậy giải pháp nào để giải quyết tình trạng ngập úng này? Nhiều chuyên gia đến từ Hà Lan tham dự hội thảo có chúng nhận định, đó là việc kiểm soát chặt hệ thống thoát nước của thành phố, quy hoạch triển khai di dời dân khỏi vùng trũng thấp, đồng thời tiếp tục đầu tư các công trình ngăn triều và kiểm soát các hồ chứa nước ở thượng nguồn đổ về thành phố.

Để làm được việc này thì thành phố phải cần rất nhiều tiền cho các dự án đầu tư, nhưng cái chính là các dự án phải đáp ứng được yếu tố thoát lũ nhanh, ngăn triều cục bộ tốt. Ngoài ra, việc quy hoạch không gian đô thị cần được thực hiện đồng bộ, khoa học và đặc biệt phải tôn trọng không gian dành cho nước, với mục đích giảm thiểu thiệt hại thay vì chỉ hạ thấp nguy cơ.

Đánh giá về dự án kiểm soát triều của Bộ NN&PTNT năm 2008, ông Hồ Long Phi cho rằng dự án này chi phí lớn, chưa xem xét đến yếu tố lún cũng như có thể làm ảnh hưởng xấu đến các dự án chống ngập mà TP đang thực hiện. Dự án của Bộ NN&PTNT đang trong giai đoạn thiết kế và chuẩn bị thi công, với dự định xây 12 cống ngăn triều lớn và làm 170km đê bao nằm ngoài khu vực huyện Cần Giờ. Chi phí cho dự án này sẽ tốn từ 2-3 tỷ USD, tăng từ 4-6 lần so với dự kiến ban đầu.

Hy vọng một vài năm tới người dân TP.HCM không phải chịu thiệt hại như người dân Bangkok trong trận lụt cuối năm 2011 vừa qua.

Thái Nguyên


Chi dinh thau:



Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có không ít đơn vị mong muốn được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu theo kiểu không cạnh tranh này đối với những gói thầu mà chính họ hiểu hơn ai hết có cần chỉ định thầu hay không. Theo như lời một cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đúng là chuyện cũ, những lý do cũ, song hệ lụy mà nó mang lại có thể còn phải giải quyết dài dài trong tương lai.

"Muôn màu" lý do

Theo kết quả kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại một số dự án, gói thầu của Bộ này mới đây, một gói thầu xây dựng đường thuộc một dự án được phê duyệt từ tháng 6/2002; thay đổi, bổ sung dự án lần 1 vào tháng 10/2004. Đến tháng 10/2006, Bộ chủ quản phê duyệt thay đổi kết cấu mặt đường, rồi đến tháng 10/2007 điều chỉnh quy mô thiết kế nhưng đến tháng 5/2008, Bộ này mới phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Trải qua 6 năm cho công tác chuẩn bị, đến tháng 6/2008, đơn vị này có công văn đề nghị chỉ định thầu với lý do gói thầu "cấp bách"!

Một trường hợp tương tự được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn ra là gói thầu "tư vấn khảo sát thiết kế và gói thầu tư vấn giám sát thi công" thuộc một dự án quốc lộ trọng điểm của Hà Nội. Lý do xin chỉ định thầu là nhằm rút ngắn thời gian cho công tác lựa chọn nhà thầu, đảm bảo cho việc khởi công dự vào vào quý 1/2008. Còn theo chủ đầu tư, nếu áp dụng đấu thầu rộng rãi thì phải đến quý 3/2008 mới khởi công được.

Thế nhưng, sau khi được chấp thuận áp dụng chỉ định thầu, đến cuối tháng 11/2008, dự án trên mới bắt đầu được khởi công.

Điển hình nhất trong số những lý do muôn màu cho chỉ định thầu phải kể đến gói thầu số 2 - thi công sửa chữa mặt đường cầu Thăng Long giai đoạn 2, thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long mà dư luận đã lên tiếng mới đây về việc xuất hiện nhiều vết nứt trên mặt đường sau khi mới thông xe chưa được 3 tháng.

Có điều trùng hợp khá ngẫu nhiên là gói thầu này cũng được áp dụng chỉ định thầu vì một trong những lý do chính là "cấp bách".

Được biết, vào tháng 9/2008, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo mặt cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, lớp bê tông nhựa phủ mặt cầu và lớp xlamor chống thấm đã bị nứt vỡ, biến dạng trên 75% làm thấm nước xuống phần bản thép phía dưới, ảnh hưởng đến tuổi thọ và tính an toàn của công trình. Vì thế mà cần phải sửa chữa gấp.

Tuy nhiên, dù được phép chỉ định thầu ngay sau khi báo cáo (tháng 10/2008), song phải đến 23/10/2009, tức 1 năm sau gói thầu này mới được khởi công. Cũng cần phải nói thêm rằng, dự án đầu tư sửa chữa mặt cầu Thăng Long được Bộ chủ quản phê duyệt từ tháng 10/2007, nhưng do quá trình chuẩn bị kéo dài đã góp phần không nhỏ tạo ra tình huống "cấp bách" để viện dẫn trong quá trình xin chỉ định thầu sau đó.

Theo một lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bên cạnh nguyên nhân thường được viện dẫn là "cấp bách", có không ít trường hợp chỉ định thầu là vì "tin tưởng" vào nhà thầu đã có kinh nghiệm trong lập dự án và đã từng "phối hợp" tốt với địa phương trong một vài dự án trước đó.

"Tôi biết ở cấp xã, huyện hiện nay gần như không có đấu thầu mà chỉ có chỉ định thầu. Thậm chí ở địa phương chúng tôi, có không ít trường hợp nhà thầu bảo gì, chủ đầu tư ký nấy", một lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang cho biết.

Được và mất gì?

Ngoài một vài ví dụ kể trên, có thể thấy rõ, dù được áp dụng chỉ định thầu, hưởng cơ chế đặc thù, song có không ít gói thầu vẫn bị chậm tiến độ, gây lãng phí, thất thoát cho ngân sách quốc gia.

Ở gói thầu sửa chữa mặt cầu Thăng Long nói trên, chỉ sau 3 tháng sửa chữa, dù dư luận đã phản ánh mặt cầu xuất hiện nhiều vết nứt lớn và việc có ảnh hưởng đến chất lượng cầu trong thời gian dài hay không thì đại diện chủ đầu tư vẫn chưa thể có câu trả lời.

Trong khi đó, theo kết luận của cơ quan chức năng thì nguyên nhân là do lỗi thi công, vật liệu chưa được thử nghiệm với cầu mà mới chỉ được thử nghiệm với đường.

Nhưng điều đáng nói hơn, khi lục lại hồ sơ xin chỉ định thầu đối với dự án này, ngoài lý do cấp bách, việc sử dụng công nghệ tiên tiến, "chưa từng có ở Việt Nam", sử dụng vật liệu mới, có tuổi thọ và độ bền cao... cũng đã giúp nhà thầu ghi điểm ấn tượng với Bộ chủ quản.

Một cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, ngoài những thiệt hại hiện hữu về chất lượng dự án nói trên, cái mất lớn hơn trong tương lai của việc lạm dụng chỉ định thầu, chính là các nhà thầu mới thành lập sẽ không có cơ hội để nhận thầu thông qua đấu thầu. Từ đó góp phần không nhỏ cho sự hạn chế ra đời các nhà thầu mới, giảm động lực phát triển.

Tại hội nghị đánh giá về hệ thống pháp luật đấu thầu do Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 8/3, nhiều ý kiến góp cho rằng, nếu áp dụng tràn lan chỉ định thầu, trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, chi tiêu tăng lên, tức nguồn cầu tăng lên, trong khi đó việc tham gia vào các gói thầu, đặc biệt là các dự án sử dụng ngân sách nhà nước sẽ không có điều kiện tăng tương ứng. Hệ quả tất yếu là giá trúng thầu sẽ tăng lên, chất lượng dịch vụ và hiệu quả đầu tư do đó cũng giảm theo, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Chia sẻ với VnEconomy, Cục trưởng Cục quản lý đấu thầu Lê Văn Tăng, cho hay cơ quan này hoàn toàn không ủng hộ chỉ định thầu, vì đây là một trong những trường hợp kém cạnh tranh nhất.

Theo ông, ở nhiều nước, họ chỉ áp dụng chỉ định thầu đối với những dự án mang tính công ích, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt...hoặc có giá trị nhỏ. Trong khi ở Việt Nam có vô số lý do để áp dụng chỉ định thầu. Thậm chí ngưỡng áp dụng chỉ định thầu đối với dự án lại từ 5 tỷ đồng trở lên, cao hơn nhiều so với thông lệ quốc tế.

"Không khó để thấy được những cái mất rất lớn đối với chỉ định thầu vì đây là hình thức mua sắm công kém cạnh tranh nhất, khi thực hiện không đúng sẽ dẫn đến cơ chế xin – cho, tạo điều kiện cho tham nhũng, thất thoát ngân sách và giảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình", đại diện Cục Quản lý đấu thầu nói.

Theo VLand

Thiếu hơn 3000 căn hộ nhà tái định cư trong khi đó với các dự án hiện nay Hà Nội đang có khoảng gần 40.000 căn hộ thương mại chật vật tìm khách



Chỉ đáp ứng 50% nhu cầu

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, đến nay toàn TP đã hoàn thành 12.073 căn hộ TĐC. Trong số này, đã có 10.816 căn được đưa vào sử dụng, còn 1.257 căn đã hoàn thành nhưng chưa đưa vào sử dụng nhưng cũng đã được bố trí cho các dự án trọng điểm của thành phố.

Hiện nay, thành phố đang triển khai 52 dự án xây dựng nhà ở TĐC với khoảng 14.102 căn hộ. Trong năm 2012, dự kiến hoàn thành 2.005 căn hộ. Cùng với 606 số căn hộ được TP mua theo cơ chế đặt hàng. Nhưng với ước tính nhu cầu quỹ nhà TĐC của năm 2012 cho các dự án vào khoảng 6.500 căn thì các dự án xây dựng nhà TĐC dự kiến hoàn thành trong năm 2012 sẽ không thể đáp ứng đủ.

Chỉ đáp ứng 50% nhu cầu nhà ở TĐC cho các hộ dân bị thu hồi đất cho các dự án theo đó các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông sẽ tiếp tục bị chậm tiến độ do thiếu quỹ nhà TĐC để phục vụ công tác GPMB.

Nhà TĐC ở Hà Nội hiện nay chỉ đáp ứng 50% nhu cầu

Trên thực tế cũng có nhiều dự án theo kế hoạch phải bàn giao nhà cho thành phố từ những năm 2006-2007 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Các đơn vị chủ đầu tư viện lý do chậm thanh toán vốn để kéo dài thời gian hoàn thiện và bàn giao nhà. Điều này không chỉ làm "lõm" quỹ nhà TĐC của thành phố mà còn khiến cho tổng mức đầu tư của các dự án gia. càng làm "lõm" quỹ nhà TĐC của thành phố.

Đây cũng là vấn đề cần được rà soát làm rõ theo quy trình từ ngân sách hay mắc tại các Quận, huyện, chủ đầu tư…dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc triển khai các bước của dự án.

Bài toán tiến độ

Trước tình trạng cung ít, cầu nhiều của quỹ nhà ở TĐC, Sở Xây dựng kiến nghị, đối với quỹ đất 20% được giữ nguyên mục đích sử dụng để xây dựng nhà TĐC và nhà ở xã hội theo quy định. Trường hợp những quỹ nhà TĐC đã bố trí cho các dự án mà theo tiến độ thực hiện chậm hơn 12 tháng chưa sử dụng, Sở Xây dựng đề nghị TP cho phép điều chỉnh sang dự án khác có nhu cầu cần ngay quỹ nhà TĐC.

Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan rà soát tổng quỹ nhà, đất phục vụ nhu cầu của năm 2012 và cho 5 năm tới; rà soát các khu đất đã có quy hoạch để tổ chức xây dựng ngay. Đơn vị nào yếu về năng lực, chậm triển khai sau 12 tháng kể từ ngày được giao đất phải thu hồi, giao cho đơn vị khác thực hiện…

Thiếu hơn 3000 căn hộ nhà tái định cư trong khi đó với các dự án hiện nay Hà Nội đang có khoảng gần 40.000 căn hộ thương mại chật vật tìm khách dù chưa được đề cập đến nhưng đây cũng là gợi ý giải bài toán thiếu hụt trong chương trình nhà TĐC của thành phố.

Tác giả: Hồng Khanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét