Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Cho tam lan at cho chinh

(HNM) - Khu vực ngoại thành Hà Nội có 308 chợ tạm, chợ tự phát, quy mô nhỏ, hạ tầng yếu kém. Hầu hết các chợ nêu trên đều nằm sát khu dân cư, không có hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom rác thải nên không bảo đảm môi trường... Thói quen tranh thủ đi đường, tạt vào vỉa hè mua hàng hóa, thực phẩm của đại đa số người dân đã khiến chợ cóc, chợ tạm có đất sống trong khi nhiều chợ xây mới hoạt động hết sức khó khăn. TP - Thời gian gần đây, tranh chấp giữa các bên liên quan trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư phát sinh ngày một nhiều. PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với luật sư Phạm Văn Phất (Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh) về cơ chế giải quyết những tranh chấp kiểu này.

Tim kiem:

School of open learning | Inclusive education new | Kinh Doanh (HNM) - Sáng 19-4, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì đã công bố quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh - tỷ lệ 1/500.



Các cấp chính quyền cần có những biện pháp xử lý các chợ tạm để tránh ô nhiễm, ách tắc tại các vùng ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Bách Hợp

Chợ xã La Phù (huyện Hoài Đức) họp tại khu đất trống cạnh khu di tích đình La Phù từ thời điểm nào ngay cả người dân địa phương cũng không nhớ chính xác. Chỉ biết rằng, bao lâu nay, hơn 10.000 người dân xã La Phù đều mua bán thực phẩm tại cái chợ nhỏ nằm lọt thỏm trong khu dân cư đông đúc, chen chúc này. Chợ chỉ có mấy cái cột bêtông dựng cách đều nhau, để người bán có chỗ lợp tấm tôn, buộc tấm bạt che mưa, che gió, kê hơn mười cái bàn là chật chỗ. Hết chỗ bán hàng trong chợ, các hộ kinh doanh bày hàng tràn ra đường, gây ách tắc giao thông. Vấn nạn chợ cóc, chợ tạm tồn tại nhiều năm qua, huyện Hoài Đức đã nhiều lần ra tay chấn chỉnh, nhưng việc xóa bỏ rất khó khăn đối với các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Đơn cử như việc giải tỏa chợ tạm tại các xã La Phù, thị trấn Trôi… đã tốn bao công sức của các cấp, ngành. Khi lực lượng chức năng và địa phương kiểm tra gắt gao, chợ chỉ dừng hoạt động một thời gian ngắn, khi tình hình "êm êm" lại tiếp tục hoạt động. Không chỉ ở Hoài Đức, tại các huyện khác nhiều chợ còn họp ngay trên khu di tích, trên đường giao thông như chợ Bích Hòa và chợ Kim Bài (huyện Thanh Oai), chợ Tây Đằng (huyện Ba Vì), chợ Bương (huyện Quốc Oai)…

Những khu chợ tạm thường chật chội, ô nhiễm, trong khi những khu chợ mới xây khang trang, rộng rãi, hiện đại thì lại vắng bóng người. Thực trạng này đang diễn ra tại không ít các xã ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Chợ Minh Khai (huyện Từ Liêm) là một ví dụ. Kinh phí đầu tư xây dựng chợ khoảng 40 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008, nhưng đến nay, chợ Minh Khai chẳng có mấy người đăng ký kinh doanh, ban ngày khóa kín cổng, vắng bóng người. Chợ du lịch - văn hóa Cổ Loa (huyện Đông Anh), Trung tâm thương mại Baza (xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm), chợ đầu mối Bắc Thăng Long (xã Hải Bối, Đông Anh), chợ Trung Văn (huyện Từ Liêm)... cũng đều là những khu chợ mới, rộng rãi khang trang nhưng chỉ được sử dụng thời gian đầu hoặc không sử dụng đúng mục đích, bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn. Nguyên nhân chính được đưa ra là do vị trí đặt chợ chưa phù hợp, chưa thuận tiện giao thông; chợ chưa đáp ứng đúng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, theo Chủ tịch UBND xã La Phù (huyện Hoài Đức) Tạ Văn Thắng nhận định, do thiếu sự quyết liệt của chính quyền trong việc giải tỏa các chợ tạm, chợ cóc nên chưa tập trung được tiểu thương vào chợ mới xây. Để giải quyết vấn đề này, các ngành chức năng khi xây dựng chợ mới cần nghiên cứu kỹ vị trí cho phù hợp. Cần tuyên truyền trong dân ý thức họp chợ tại nơi quy định, không tự phát họp chợ, gây ảnh hưởng đến môi trường, giao thông. Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Lê Thiết Cương, nếu mỗi xã trong xây dựng nông thôn mới (NTM) có một chợ quy mô diện tích từ 3.000m2 trở lên là không cần thiết. Trong quá trình xây chợ, tùy vào tình hình địa phương, giữa các xã liền kề cần có sự bàn bạc, thảo luận và phối hợp sao cho phù hợp. Nếu xã nào cũng xây chợ sẽ dẫn đến thừa chợ, gây lãng phí.

Theo đề án xây dựng NTM được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, trong giai đoạn 2010-2015 sẽ đầu tư xây mới 69 chợ, cải tạo, nâng cấp 75 chợ đã có; phấn đấu đến năm 2015 có 75% số chợ nông thôn đạt chuẩn; giai đoạn 2016-2020 tiếp tục cải tạo, nâng cấp 100 chợ đã có để phục vụ tốt nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa, vật tư, sản phẩm của người dân. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ gần 700 tỷ đồng. Việc cải tạo, nâng cấp những chợ này là cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương. Nhưng để các chợ xây mới hoạt động có hiệu quả, các ngành chức năng cần tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân, phải có quy hoạch để xây dựng chợ vừa có quy mô và địa điểm phù hợp nhằm hạn chế tình trạng đầu tư lớn rồi bỏ trống, sử dụng không hết hoặc sử dụng sai mục đích, gây lãng phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét